Chính Sách Làm Việc 4 Ngày 1 Tuần: Cơ Hội Hay Thách Thức Cho Doanh Nghiệp
Cơ Hội Hay Thách Thức Cho Doanh Nghiệp?
“Zombie công sở” đang là một vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là vào mỗi thứ 2 hằng tuần. Do vậy, ngày nay, nhiều người cho rằng giảm số giờ làm việc sẽ giúp cân bằng giữa cuộc sống và công việc, tạo ra nguồn năng lượng tích cực trong môi trường công sở, thúc đẩy năng suất lao động.
Nguyên nhân
Đại dịch Covid-19 chỉ là “chất xúc tác” để dẫn đến “câu chuyện” thay đổi giờ làm việc. Động lực lớn nhất cho sự đổi mới này bắt nguồn từ sự bất mãn với thời lượng mà người lao động buộc dành cho công việc của họ.
Thật vậy trong nhiều năm qua, nhiều quốc gia, nổi bật là Nhật Bản đã và đang đối mặt với nạn karoshi (tử vong vì làm việc quá sức). Chính điều này đã dẫn đến làn sóng phản đối và yêu cầu sự thay đổi chính sách giờ làm việc.
Chế độ làm việc 8 tiếng 1 ngày
Sau đại dịch Covid-19, phần lớn nhân viên mong muốn rằng giờ làm việc linh hoạt và chế độ làm việc từ xa vẫn được duy trì. Tuy nhiên, một nghiên cứu toàn cầu của Microsoft cho thấy hơn 50% các nhà lãnh đạo muốn nhân viên trở lại văn phòng.
Do vậy, Reeracoen đã thực hiện một số cuộc khảo sát và nhận ra rằng mức lương hoặc chức danh không còn đủ hấp dẫn để thu hút hoặc giữ chân nhân viên tài năng, đặc biệt trong bối cảnh "từ chức" lớn nhất thế giới hiện nay.
Trước tình cảnh này, một số công ty tại Anh bắt đầu thử nghiệm chính sách làm việc 4 ngày/ tuần cho nhân viên của họ. Nhiều công ty ở Scotland, Tây Ban Nha, Iceland, New Zealand, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) Nhật Bản và Bỉ cũng đã bắt đầu chuyển sang tuần làm việc 4 ngày.
Tuy nhiên, chính sách cắt giảm giờ làm sẽ khác nhau tùy từng khu vực. Cụ thể, Iceland áp dụng tuần làm việc 4 ngày, nhưng mỗi ngày vẫn làm 8 tiếng. Điều này có nghĩa là tổng số giờ làm việc tại Quốc gia này giảm còn 32 giờ/tuần. Trong khi đó, Bỉ thực hiện chính sách “giờ làm việc nén”, giảm số ngày làm việc còn 4 nhưng số giờ làm việc 1 ngày tăng từ 8 lên 10 giờ.
Chế độ mới này đã đạt được những thành công nhất định, được công nhận bởi các công ty:
- Công ty Desol (Tây Ban Nha): chế độ này giúp giảm 28% tỉ lệ vắng/nghỉ và tăng mức độ hài lòng trong công việc.
- Microsoft Nhật Bản: dù giảm tổng số giờ làm việc 1 tuần nhưng năng suất lao động tăng đến 40%.
- Elephant Ventures (Mỹ): Những nhân viên làm việc 4 ngày luôn đến văn phòng với tinh thần thoải mái, làm việc năng suất, hiệu quả hơn.
Từ đó, chúng ta thấy rằng đây có thể là bước đi mạo hiểm của doanh nghiệp trong những ngày đổi mới đầu tiên. Thế nhưng, điều này có thể mang lại nhiều lợi ích hơn, làm tăng mức độ thỏa mãn và năng suất làm việc.