TOP 5 CÂU HỎI PHỎNG VẤN JAVASCRIPT DEVELOPER THƯỜNG GẶP

IT jobsOctober 14, 2022 08:49

phong van javascript developer

TOP 5 CÂU HỎI PHỎNG VẤN JAVASCRIPT DEVELOPER THƯỜNG GẶP

Các lập trình viên Javascript thường quen với việc thực hành và coding trên máy tính hơn là diễn giải kiến thức qua lời nói. Vì thế, dù đôi khi họ hiểu và nắm bắt các lý thuyết nhưng lại không thể trình bày rõ ràng và mạch lạc. Chính điều này sẽ gây cho họ những khó khăn trong buổi phỏng vấn công việc mới.

Để giảm thiểu những bất cập này, các Javascript developer cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước các buổi phỏng vấn. Reeracoen đã giúp bạn tổng hợp 5 câu hỏi phỏng vấn Javascript Developer thường gặp nhất và câu trả lời!

5 Câu Hỏi Phỏng Vấn Javascript Thường Gặp

Ngoài những câu hỏi mà buổi phỏng vấn nào cũng có (về thông tin cá nhân và kinh nghiệm làm việc), thì đây là những câu hỏi về kiến thức cụ thể của Javascript có "tỉ lệ cao" sẽ xuất hiện trong buổi phỏng vấn của bạn. Bên cạnh đó, 5 câu hỏi này không phải là tất cả những gì mà bạn cần chuẩn bị. Tùy theo ngành nghề của doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển, bạn có thể chọn lọc thêm những kiến thức Javascript phù hợp. 

Bạn hãy nêu các kiểu dữ liệu trong Javascript. Phân biệt giữa unidentified.

Trong Javascript, có 6 kiểu dữ liệu chính, bao gồm: 

  • string: kiểu chuỗi
  • number : kiểu số 
  • boolean: kiểu logic (trả về kết quả true hoặc false)
  • null: các giá trị không xác định.
  • undefined : các biến chưa được gán.
  • object:  kiểu dữ liệu đối tượng (cấu trúc có dữ liệu phức tạp).

Sự khác biệt giữa NULL và UNDEFINED:

Null là một giá trị đã được gán. Bạn có thể gán giá trị null cho tất cả các biến khi bạn muốn biến đó trống. Do đó, null trả về 0 khi vận hành bằng toán. Trong khi đó, “undefined” là biến nhưng chưa được gán giá trị, và nó trả về NaN khi thực hiện toán. 

Hãy phân biệt giữa prototypal inheritance và classical inheritance.

Prototypal inheritance (dịch là kế thừa nguyên mẫu): 

  • Khi một object trong Javascript được kế thừa một hoặc vài tính năng khác từ object khác, được gọi là cơ chế Prototype. 
  • Lệnh: Object.create()
  • Các đối tượng khác nhau có thể tạo ra các phiên bản khác nhau, cho phép sự kế thừa có chọn lọc. 

Class Inheritance (dịch là kế thừa lớp)

  • Nó cho phép các JS dev tạo ra một lớp mới dựa trên định nghĩa của lớp cũ (đã tồn tại). 
  • Được khởi tạo bởi các hàm khởi tạo với từ khóa “new”.

Tóm lại, prototypal inheritance có thể được sử dụng linh hoạt và đơn giản hơn so với class inheritance.

Bạn có nghe đến lập trình không đồng bộ chưa? Vai trò của nó trong JavaScript là gì?

Lập trình không đồng bộ (asynchronous): kiểu lập trình này cho phép hoạt động không theo thứ tự. Ví dụ, đoạn code dưới có thể chạy trước đoạn code được viết ở trên, các hoạt động này không cần phải chờ đợi thứ tự để thực thi.

Vì nó bao gồm nhiều threads hoạt động riêng biệt, nên trong quá trình xử lý các hoạt động tốn thời gian thì main thread vẫn hoạt động.

Vai trò: Như đã đề cập ở trên, các threads sẽ hoạt động riêng lẻ, hạn chế vấn đề block thread. Vì thế, các hoạt động không cần phải chờ nhau để thực hiện => chương trình không bị đứng => đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng. 

Khái niệm Functional programming.

Một câu hỏi phỏng vấn thường gặp khác chính là về Functional programming (lập trình chức năng/ lập trình hàm). Đây là một dạng lập trình thông qua sự hỗ trợ của các hàm toán học (function) mà không làm giá trị dữ liệu thay đổi. 

Nói cách khác, cách xây dựng chương trình này kết hợp các hàm để tăng khả năng tái sử dụng của nó. 

Ưu và nhược điểm của lập trình chức năng và lập trình hướng đối tượng

Lập trình hướng đối tượng (OOP)

Ưu điểm: 

  • OOP giúp mô hình hóa những đối tượng phức tạp dưới dạng cấu trúc đơn giản.
  • Tiết kiệm tài nguyên vì code có thể sử dụng lại và sửa lỗi khá dễ dàng, ít mất thời gian.
  • Tính bảo mật cao.
  • Có khả năng mở rộng dự án.

Nhược điểm: 

  • Thuật toán sẽ bị thay đổi khi cấu trúc dữ liệu thay đổi.
  • Lập trình hướng đối tượng không khởi tạo và giải phóng dữ liệu tự động. 

Lập trình hàm (FP)

Ưu điểm:

  • Hạn chế vấn đề khó hiểu và lỗi trong mã.
  • Dễ dàng thực hiện kiểm thử.
  • Có khả năng chịu lỗi tốt.
  • Hỗ trợ hàm lồng nhau.

Nhược điểm: 

  • Có thể làm giảm khả năng đọc vì mã kết quả thường được chỉ định trừu tượng, ngắn gọn hơn và ít cụ thể hơn.

cau hoi phong van javascript

Kết luận 

Để trả lời tốt các câu hỏi, bạn nên chú ý vào nội dung chính, không trả lời lan man ra khỏi câu hỏi. Tuy nhiên, bên cạnh đó hãy chú ý tính logic trong mạch trả lời của mình, khéo léo thêm những thông tin hữu ích để chứng minh cho ý chính. 

Hãy tham khảo 5 câu hỏi phỏng vấn Javascript Developer thường gặp!