Sự Ảnh Hưởng Nặng Nề Của Bão Yagi Đến Kinh Tế Việt Nam

GeneralSeptember 19, 2024 14:59

bao yagi

Sự Ảnh Hưởng Nặng Nề Của Bão Yagi Đến Kinh Tế Việt Nam

Bão Yagi, một trong những cơn bão nhiệt đới mạnh mẽ nhất càn quét khu vực Đông Nam Á trong năm 2024, đã để lại những hậu quả nghiêm trọng không chỉ về người mà còn đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt Nam. Cơn bão không chỉ gây thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng và chi phí sản xuất mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp trên diện rộng. Hãy cùng tìm hiểu những ảnh hưởng của bão Yagi đến kinh tế Việt Nam.

Sự hình thành của bão Yagi

Bão Yagi bắt nguồn là một vùng áp thấp hình thành vào ngày 30/8, cách Cộng hòa Palau (Châu Đại Dương) khoảng 540 km về tây bắc.
Đến ngày 1/9, hệ thống bão được Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) nhận diện là bão nhiệt đới, và đặt tên là Yagi.

Nhiều trạm theo dõi thời tiết quốc tế cho biết kể từ ngày 3/9, bão Yagi đã mạnh lên đáng kể và có tốc độ nhanh hơn hầu hết các mô hình được xây dựng để dự đoán được chính xác sức mạnh của cơn bão.

Đến ngày 4/9, áp suất lõi của bão giảm xuống còn 977hPA (hPA: đơn vị đo áp suất khí quyển), sau đó giảm xuống mức 922 hPA trong vòng 24 giờ. Tốc độ gió trung bình tăng từ 130km/h lên 240km/h, trong khi sức gió mạnh nhất còn vượt xa con số này.

Cơn bão số 3 này đã ảnh hưởng rộng khắp và nặng nề nhất tại các tỉnh thành phía Bắc Việt Nam, với 25 tỉnh, thành phố chịu tác động như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hòa Bình, Thái Nguyên, Sơn La, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hưng Yên, Hà Nam và Vĩnh Phúc. 

Bão gây ra lượng mưa lớn trên toàn khu vực Bắc Bộ, đặc biệt là tại vùng núi phía Bắc, tiếp tục gây lũ quét và sạt lở đất nghiêm trọng tại các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng… 

Ảnh Hưởng Nặng Nề Của Bão Yagi Đến Kinh Tế Việt Nam

Ngoài các thiệt hại đau thương về người, bão Yagi cũng trực tiếp gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Việt Nam. 

Cụ thể, theo số liệu ước tính của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, bão Yagi gây thiệt hại hơn 40.000 tỷ đồng chủ yếu cho các khu vực miền Bắc, khiến GDP năm nay thấp hơn 0,15% so với kịch bản được đưa ra trước đó.

Một số số liệu thống kê theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về thiệt hại bao gồm: 

  • Hơn 257.000 căn nhà bị phá hủy

  • Khoảng 1.300 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị hư hại nặng nề

  • Xảy ra 305 sự cố đê điều (tập trung chủ yếu ở các tuyến đê lớn) 

  • Cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, khoảng 257.000 căn nhà, 1.300 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại; 305 sự cố đê điều, chủ yếu là các tuyến đê lớn.

  • Khoảng hơn 262.000 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng và hư hại

  • 2.250 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị bão cuốn trôi hoặc gây hư hỏng. 

  • Ngoài ra, có gần 2,3 triệu gia súc, gia cầm bị chế

  • 310.000 cây xanh đô thị gãy và đổ.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động sản xuất tại các cụm công nghiệp đang bị đình trệ, hàng trăm dự án của các doanh nghiệp trong khu vực chịu thiệt hại nặng nề. Do đó, đến nay vẫn chưa thể xác định được thời gian dự kiến để hoàn tất việc khắc phục.

Doanh Nghiệp Cần Làm Gì Trước Tác Động Kinh Tế Từ Bão Yagi? 

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ từ Nhà Nước và Chính Phủ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão, bản thân các doanh nghiệp nói chung cũng cần gấp rút thảo luận để đưa ra các chính sách và kế hoạch để thích nghi với sự ảnh hưởng từ nền kinh tế.

1. Chính sách hỗ trợ vùng bão

Doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động từ thiện như tài trợ tài chính, quyên góp nhu yếu phẩm (thức ăn, nước uống, thiết bị y tế, trang bị bảo hộ) cho các cộng đồng bị ảnh hưởng. Điều này không chỉ giúp hỗ trợ khôi phục cuộc sống của người dân và doanh nghiệp trong vùng bão, mà còn xây dựng hình ảnh cộng đồng có trách nhiệm.

Nếu các đối tác hoặc doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng bởi bão, hãy chủ động làm việc với họ để điều chỉnh lại hợp đồng, lịch giao hàng và điều kiện thanh toán. Sự linh hoạt trong giao dịch kinh doanh lúc này là cực kỳ quan trọng để duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ các nhân viên có gia đình bị ảnh hưởng bởi bão Yagi là một trong những biện pháp quan trọng mà doanh nghiệp nên thực hiện để đảm bảo an toàn và quyền lợi của nhân viên, đồng thời giúp họ vượt qua những khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng. Nhân viên là nguồn lực quý giá của doanh nghiệp, vì vậy sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời không chỉ giúp họ an tâm làm việc, mà còn cải thiện tinh thần đoàn kết và lòng trung thành với doanh nghiệp. 

2. Đánh giá tác động từ chuỗi cung ứng

Nếu doanh nghiệp dựa vào nguồn nguyên vật liệu hoặc các sản phẩm từ các vùng chịu ảnh hưởng của bão Yagi, họ có thể đối mặt với tình trạng nguồn cung bị thiếu hụt hoặc giao hàng chậm trễ. Vì vậy, việc rà soát chuỗi cung ứng và tìm kiếm các phương án thay thế tạm thời có thể trở nên cần thiết. Trong tương lai, để phòng ngừa các trường hợp xấu xảy ra, cần tăng cường việc dự trữ nguyên vật liệu hoặc hàng hóa để tránh sự gián đoạn trong sản xuất.

3. Theo dõi chặt chẽ tình hình kinh tế vĩ mô quốc gia

Thiên tai lớn như bão Yagi thường có tác động đến các chính sách kinh tế và hỗ trợ của chính phủ. Doanh nghiệp cần theo dõi sát sao các chính sách hỗ trợ, ưu đãi và những thay đổi về thuế hoặc các quy định kinh doanh từ chính phủ để tận dụng hoặc thích ứng kịp thời.

4. Chuẩn bị quỹ dự phòng và kế hoạch ứng phó thiên tai

Mặc dù không ở trong vùng bị bão Yagi tàn phá, nhưng không doanh nghiệp nào có thể hoàn toàn “an toàn” trước rủi ro thiên tai. Đó là lý do mỗi doanh nghiệp nên có một kế hoạch chi tiết để ứng phó khi xảy ra các tình huống tương tự trong tương lai, đảm bảo sự sẵn sàng cao nhất. Việc xây dựng quỹ dự phòng cho thảm họa hoặc các biến động kinh tế là một bước đi chủ động và cần thiết.

5. Đánh giá lại nhu cầu thị trường

Sau thiên tai, nhu cầu tiêu dùng của người dân có thể thay đổi, đặc biệt là với những nguồn hàng phục vụ đời sống cơ bản. Doanh nghiệp cần linh hoạt trong việc theo dõi sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh, sản phẩm để đáp ứng.

Tập trung vào các sản phẩm chủ lực! Với sự gián đoạn từ bão, doanh nghiệp nên xem xét tập trung sản xuất và tiếp thị những sản phẩm/dịch vụ có giá trị thiết yếu, giảm thiểu tình trạng tồn kho đối với các sản phẩm ít thiết yếu hơn.

>> Xem thêm chi tiết về các chiến lược để hạn chế rủi ro trước tác động của khí hậu.

Kết luận 

Bão Yagi đã gây ra những tổn thất nặng nề đối với kinh tế Việt Nam trên nhiều phương diện, từ nông nghiệp, công nghiệp, đến dịch vụ và đời sống dân cư. Những thiệt hại mà nó gây ra không chỉ làm gián đoạn hoạt động sản xuất, thương mại mà còn để lại những hậu quả dài hạn đối với sự phát triển bền vững của nhiều ngành kinh tế. 

Để đối phó với các thảm họa thiên nhiên ngày càng phức tạp, cần tạo sự đồng lòng từ các bên liên quan nhằm khôi phục nền kinh tế và củng cố khả năng chống chịu với những biến động khó lường trong tương lai, góp phần giúp Việt Nam ngày càng vững bước trên con đường phát triển kinh tế bền vững.

reeracoen vietnam

Thông tin được cung cấp trong các bài viết trên blog của chúng tôi chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung. Nó không thể thay thế cho lời khuyên chuyên môn và không nên phụ thuộc vào đó.
Mặc dù chúng tôi cố gắng cung cấp thông tin chính xác và cập nhật nhưng tính chất không ngừng phát triển có thể khiến nội dung trở nên lỗi thời hoặc không chính xác theo thời gian. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc chuyên gia có trình độ trong các lĩnh vực tương ứng để được tư vấn hoặc hướng dẫn cụ thể. Bất kỳ hành động nào được thực hiện dựa trên thông tin có trong các bài viết trên blog của chúng tôi đều thuộc quyền quyết định và rủi ro của người đọc. Chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm hoặc trách nhiệm pháp lý nào đối với mọi mất mát, thiệt hại hoặc hậu quả bất lợi phát sinh do những hành động đó.
Đôi khi chúng tôi có thể cung cấp liên kết đến các trang web hoặc tài nguyên bên ngoài để biết thêm thông tin hoặc tham khảo. Các liên kết này được cung cấp để thuận tiện và không hàm ý chứng thực hay chịu trách nhiệm về nội dung hoặc tính chính xác của các nguồn bên ngoài này. Các bài viết trên blog của chúng tôi cũng có thể bao gồm ý kiến cá nhân, quan điểm hoặc cách giải thích của các tác giả, những điều này không nhất thiết phản ánh quan điểm của toàn bộ tổ chức của chúng tôi. Chúng tôi khuyến khích người đọc xác minh tính chính xác và phù hợp của thông tin được trình bày trong các bài viết trên blog của chúng tôi và tìm kiếm lời khuyên chuyên nghiệp khi cần thiết.
Việc bạn sử dụng trang web này và nội dung của nó cấu thành sự chấp nhận tuyên bố từ chối trách nhiệm này.